Cách dùng xưa hơn của cụm từ Bức_màn_sắt

Cuốn sách bằng tiếng Thụy Điển "Đằng sau bức màn sắt của Nga" năm 1923

Thuật ngữ "bức màn sắt" đã được dùng nhiều lần trước khi Churchill dùng nó trong bài diễn văn. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ Kinh Talmud tại Babylon của người Do Thái, Tractate Sota 38b, trong đó có nhắc đến "mechitza shel barzel," hàng rào hay vật ngăn cách bằng sắt:

אפילו מחיצה של ברזל אינה מפסקת בין ישראל לאביהם שבשמים
(Thậm chí một hàng rào sắt cũng không thể chia cách [nhân dân] Israel khỏi người cha thiên thượng của họ)

Một số người cho rằng thuật ngữ này có lẽ được Hoàng hậu Elisabeth của Bỉ đặt ra sau Thế chiến I để mô tả tình thế chính trị giữa BỉĐức, vào năm 1914[42]. Một bức màn sắt, hay eiserner Vorhang, là sự phòng ngừa bắt buộc trong tất cả các rạp hát của Đức để tránh cả năng lửa có thể lan từ sân khấu đến phần còn lại của rạp hát. Những vụ cháy như vậy xảy ra khá thường xuyên vì dụng cụ trang trí rất dễ bắt lửa. Trong trường hợp có hỏa hoạn, một bức tường bằng kim loại sẽ chia tách sân khấu với rạp hát, tách biệt ngọn lửa cho lính chữa cháy làm việc. Douglas Reed đã sử dụng phép ẩn dụ này trong cuốn sách Disgrace Abounding của ông (Jonathan Cape, 1939, trang 129): "Cuộc xung đột quyết liệt [ở Nam Tư giữa lính liên hiệp Serbi và lính liên bang Croatia] đã bị sự độc tài của Đức vua che giấu nhờ một bức màn an toàn bằng sắt". Joseph Goebbels đã viết về một "bức màn sắt" trong tờ tuần báo của ông Das Reich:

Nếu dân tộc Đức buông vũ khí, người Liên Xô, theo thỏa thuận giữa Roosevelt, Churchill và Stalin, sẽ chiếm đóng toàn bộ Đông và Đông Nam châu Âu cùng với một phần lớn Đế chế. Một bức màn sắt sẽ được phủ lên vùng đất rộng lớn do Liên Xô kiểm soát này, đằng sau nó các quốc gia sẽ bị tàn sát. Báo chí Do Thái ở Luân Đôn và New York có thể sẽ ngồi vỗ tay.
"The Year 2000" (German Propaganda Archive)

Trường hợp đầu tiên được ghi lại có sử dụng thuật ngữ bức màn sắt là từ bức màn an toàn được dùng trong rạp hát và áp dụng lần đầu tiên vào biên giới của nước Nga Xô viết như một "hàng rào bất khả xâm phạm" vào năm 1920 của Ethel Snowden, trong cuốn sách Khắp nước Nga Bolshevik của bà[43]. Nó được Bộ trưởng Bộ tuyên truyền Đức, Joseph Goebbels, dùng trong Thế chiến II rồi sau đó đến Bá tước Lutz Schwerin von Krosigk vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Sự đề cập bằng lời một cách chủ ý lần đầu tiên về một Bức màn sắt trong bối cảnh Liên Xô là trong bài phát thanh của Bá tước Lutz Schwerin von Krosigk đến nhân dân Đức vào ngày 2 tháng 5 năm 1945:

Ở phía đông một bức màn sắt, mà đằng sau nó là những công việc phá hoại được che giấu khỏi con mắt của thế giới, đang nhanh chóng tiến tới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bức_màn_sắt http://www.brianrose.com/lostborder.htm http://www.churchill-speeches.com/speech_player/in... http://www.cnn.com/SPECIALS/cold.war/episodes/02/r... http://www.ndtv.com/convergence/ndtv/story.aspx?id... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.calvin.edu/academic/cas/gpa/goeb49.htm http://www.uwec.edu/Geography/Ivogeler/Papers/Germ... http://www.europebybike.org/travels_by_bike_in_eur... http://www.ibiblio.org/pha/nsr/nsr-preface.html http://en.wikisource.org/wiki/Iron_Curtain_Speech